Diễn Đàn
hân hoan chào đón bạn đến với forum của chúng tôi ^^ nếu bạn chưa đăng ký thì hãy mau mau đăng kí còn nếu bạn đăng kí rồi thì hãy đăng nhập để tám cùng bạn bè ^^!!!!!!!!!!!
Diễn Đàn
hân hoan chào đón bạn đến với forum của chúng tôi ^^ nếu bạn chưa đăng ký thì hãy mau mau đăng kí còn nếu bạn đăng kí rồi thì hãy đăng nhập để tám cùng bạn bè ^^!!!!!!!!!!!
Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

Bạn hãy đón nhận người bạn yêu thương dù người ấy đã sai, hãy để bạn yêu người ấy thêm một lần nữa, để rồi bạn nhận ra cuộc đời này đẹp biết bao khi có người ấy ở bên cạnh, quan tâm bạn .
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
[�] Ô tô toilet: Thiết kế mới của người Mỹ Sat Oct 02, 2010 9:59 am
[�] tinhyeucaothuong Sat Sep 25, 2010 11:27 pm
[�] Âm vang cuộc tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức Sat Sep 25, 2010 12:00 pm
[�] Nếu một ngày... Một cơn gió mang anh quay lại Tue Aug 31, 2010 9:39 am
[�] Đầu năm học, hãi hùng với áo đồng phục bị "biến tấu" quá đà Tue Aug 31, 2010 9:36 am
[�] Những mẫu bạn trai teengirls nên tránh lựa chọn Tue Aug 31, 2010 9:34 am
[�] Những lợi ích và rủi ro khi XY cắt bao quy đầu Mon Aug 30, 2010 8:53 pm
[�] Vui buồn chuyện chuyển lớp Mon Aug 30, 2010 9:00 am
[�] Những tin đồn “vít vít” về giới tính Mon Aug 30, 2010 8:59 am
[�] 5 giai đoạn lớn lên của "núi đôi" Sun Aug 29, 2010 1:57 pm

Share | 

 

 Chí Phèo

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chí Phèo 1282711248Sat Jul 17, 2010 3:42 pm

Admin

Admin

Admin

Admin

https://tinhyeuquanhta.forumvi.com
Tổng số bài gửi : 113
Join date : 16/07/2010
Age : 28
Đến từ : Qui Nhơn City

Bài gửiTiêu đề: Chí Phèo

 
Chí Phèo là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao viết vào tháng 2 năm 1941. Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc, thể hiện nghệ thuật viết truyện độc đáo của Nam Cao, đồng thời là một tấn Bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ. Hiện nay, truyện đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1.

Sáng tác

Truyện ngắn Chí Phèo, nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu năm 1941, Nhà Xuất bản Đời mới - Hà Nội tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong Tập Luống cày (do Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), Nam Cao đặt lại tên là Chí Phèo.[1]

Nam Cao bắt đầu sáng tác từ năm 1936, nhưng đến tác phẩm Chí Phèo, nhà văn mới khẳng định được tài năng của mình. Chí Phèo là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, một truyện ngắn có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn lớn.

Thời gian 1941 - 1944 là thời sáng tác sung mãn và có hiệu quả nhất trong đời viết văn của Nam Cao. Cố nhiên ngòi bút viết văn của Nam Cao không đạt kỷ lục nào về số lượng, về độ dài hay độ dày. Cái mà ông đạt tới đỉnh cao là chất lượng mới: chất lượng ngôn ngữ nghệ thuật, chất lượng tư duy xã hội và tư duy văn học. Tác phẩm Chí Phèo được phát hành đầu năm 1941 trong tạp chí Đời Mới, cho thấy tài năng của Nam Cao, thể hiện giá trị vô cùng sâu sắc về Chí Phèo.
[sửa] Các tên gọi của truyện

* Cái lò gạch cũ: Đây chính là tên gọi đầu tiên của câu truyện, để nói lên sự ra đời của Chí Phèo mà không được hưởng bất cứ quyền sống nào của con người. "Cái lò gạch cũ" là hình ảnh không thể thiếu được của Chí Phèo.
* Đôi lứa xứng đôi: Sau tên gọi "Cái lò gạch cũ", tác giả đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi. Tên gọi này được đặt ra nhằm giúp người đọc có thể thấy ra sự tàn ác của làng Vũ Đại và Bá Kiến đối với Chí Phèo và sự gặp gỡ của Chí Phèo với Thị Nở. Tên này phù hợp với sở thích người đọc thời đó.
* Chí Phèo: Sau 2 tên gọi trên, nhà văn Nam Cao đã quyết định đổi tên truyện thành "Chí Phèo", tên gọi nhân vật chính của câu chuyện.

Ở làng Đại Hoàng (quê hương Nhà văn Nam Cao) hồi ấy có lão Trương Pháo, chuyên làm nghề giết lợn. Ông này thường bắt "phèo" (ruột non của con lợn) để bán, vì món này được rất nhiều người khách trong làng ưa chuộng. Chí (hồi đó làm thuê cho Trương Pháo); Chí cũng học cách "bắt phèo" cho chủ bán. Chí bắt cũng ngon như chủ, làm cho khách ăn ai cũng khen ngon. Từ đó, Chí có tên là "Chí Phèo"; và làng Đại Hoàng có một người tên Chí, quê quán ở đâu không rõ, người thì cao, to, béo khỏe. Khi dân làng có việc, Chí thường giúp nhà này, nhà nọ. Các nhà có máu mặt thường thuê Chí đi đòi nợ, xong việc, cho Chí vài xu đi mua rượu uống. Uống say, Chí nằm phèo ở ngay đó ngủ nên người ta thường gọi là "Chí Phèo". Đó là lý do mà Nhà văn Nam Cao đã đặt tên cho nhân vật của mình là Chí Phèo.[2]

[sửa] Chủ đề truyện

Khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước năm 1945, một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính. Chí Phèo là một tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.

Chủ đề chính của câu truyện này là đề cao sự phê phán xã hội phong kiến ngày xưa. Trong truyện, có những sự xuất hiện của con người và nhân vật. Hơn nữa, nhà văn Nam Cao đã đề cao và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của Chí Phèo - Thị Nở. Câu chuyện này đã nói nên sự xung đột vô cùng quyết liệt của các tầng lớp khác nhau trong xã hội phong kiến.
[sửa] Mô típ của truyện

Mô típ (motif) của Truyện Chí Phèo là:

* Mở đầu: là cái Lò Gạch

"Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên một lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem về cho một người đàn bà góa mù."

* Kết thúc: cũng là cái Lò Gạch

"Ðột nhiên Thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người lại qua... "

Chi tiết kết thúc tác phẩm đầy ngụ ý, biết đâu lại chẳng có một "Chí Phèo con" bước từ cái lò gạch cũ vào đời để "nối nghiệp cha". Hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hội tàn bạo vẫn không cho con người được sống hiền lành, tử tế, vẫn còn những người dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi. Sức mạnh phê phán, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo chính là vạch ra được cái quy luật tàn bạo, bi thảm này trong cái xã hội tối tăm của nông thôn nước ta thời đó. Đây là motif rất độc đáo của tác phẩm và nó cũng thể hiện sức sống mạnh mẽ về thời gian của tác phẩm.
[sửa] Các giai đoạn của truyện

Cuộc sống của Chí Phèo được chia làm 3 giai đoạn:

* Giai đoạn 1: Chí Phèo là một người nông dân bình thường, sau đó Chí Phèo bị giam giữ vào nhà tù do Bá Kiến ghen tuông, đẩy hắn vào tù.
* Giai đoạn 2: Chí Phèo trở thành tay sai, đã giúp Bà Kiến, từ một nông dân bình thường bây giờ đã trở thành vào một quái vật xấu, ngang ngược và say triền miên. Lời nguyền của hắn là phản ứng của mình với tất cả cuộc đời đầy bi kịch của hắn. Nó đã thuộc về một người đàn ông bị say triền miên. Ý thức của cuộc sống cô đơn của ông là những người độc hại. Tất cả dân làng Vũ Đại bị Chí loại trừ ra khỏi xã hội. Kết quả là, cả hai cơ thể và tâm hồn của ông đã bị phá hủy nặng, trở thành kẻ xấu. Đang bị áp bức, người dân xã nông nghiệp đã không có sự lựa chọn nào khác.
* Giai đoạn 3: Chí Phèo nhờ có ánh sáng mặt trời chiếu vào, hắn đã tỉnh dậy sau một cơn say. Chí đã trở lại với cuộc sống tự nhiên, đem lòng yêu Thị Nở. Bát cháo củ hành loãng mà Thị nấu cho Chí đã làm anh thấy cô là người tốt bụng, hai người đem lòng yêu nhau. Chí đã sống với bản chất đẹp của một con người kể từ đó. Sau đó, vì tình yêu, Chí Phèo đã chết. Cái chết của Chí Phèo là rất quan trọng, vì nó đã nói lên với cuộc sống một cách trung thực về tình yêu của mình.

[sửa] Bối cảnh truyện

Truyện Chí Phèo lấy bối cảnh của làng Vũ Đại. Làng Vũ Đại là một ngôi làng cổ xưa, dân ở đây hễ thấy Chí la lên là ùa ra xem, nhưng về sau lại không ra nữa. Chí Phèo sinh ra trong một cái lò gạch cũ kĩ, khi cất tiếng khóc chào đời không hề được hưởng một chút quyền sống nào của một con người. Ở trong truyện, hình ảnh "lò gạch" xuất hiện ở cả đầu và cuối câu truyện. Lúc đầu, cái lò gạch này rất nhiều người qua, nhưng sau khi Chí chết thì nó đã bị bỏ không, vắng người qua lại.
[sửa] Nội dung truyện
Lưu ý: Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.

Một ngày, một người đàn ông đi bắt cá chình, sau đó vớt được Chí Phèo. Đến khi lớn lên, Chí Phèo trở thành một nông dân, làm việc rất chăm chỉ. Nhờ vậy, hắn đã thuê được nhà của Bá Kiến. Bá Kiến vì có những sự ghen tuông với Chí Phèo, nên vài tháng sau Bá Kiến đã buộc làm cho Chí Phèo bị giam cầm vào nhà tù, trong đó không hề có âm thanh cuộc sống, hết sức buồn tẻ. Khoảng 7 - 8 năm sau khi được tha tù, Chí Phèo đã trở thành một con người hoàn toàn khác, hết sức tàn bạo và say rượu triền miên. Hắn đã trở thành một con quái vật vô cùng đáng sợ của làng Vũ Đại. Chí đã đến nhà Bá Kiến, được Bá Kiến đỡ dậy và đưa vào trong nhà để mời uống nước. Sau đó, Chí Phèo trở thành một tay sai của Bá Kiến, càng ngày càng ngang ngược. Một buổi chiều, giống như thường lệ, Chí Phèo đi ra ngoài. Lúc này, hắn đến ngôi nhà của Lang Tú. Sau khi được uống rượu với Lang Tú, hắn đã thấy Thị Nở, một phụ nữ xấu xí.
Tượng gốm Chí Phèo và Thị Nở trong chợ Gốm Bát Tràng

Họ đã dành cả một đêm trọn vẹn để ngủ trong túp lều cũ nát. Đến nửa đêm, Chí đau bụng và la toáng lên, người nhà đã đưa anh ta lên giường rồi sau đó đi ngủ. Khi Chí Phèo tỉnh dậy thì mặt trời đã lên cao, nắng bên ngoài vô cùng rực rỡ. Chí Phèo chợt tỉnh lại sau một cơn say triền miên suốt mấy ngày. Hắn đã được nghe thấy âm thanh của cuộc sống phía bên ngoài. Hắn đã nghĩ về quá khứ, hiện tại, tương lai và cảm thấy rất buồn, thấy mình còn cô đơn. Thị Nở đã đem đến nồi cháo hành, Chí ăn và sau đó tỉnh táo hẳn. Chí Phèo đã ngạc nhiên, đi lại trong túp lều cũ nát và chạy nhảy vì đó là lần đầu tiên được phụ nữ giúp đỡ. Chí muốn sống bằng một cách trung thực. Hắn đã có kế hoạch quyết định đi hòa giải với mọi người.

Tuy nhiên, dì của Thị Nở lại không chấp nhận tình cảm của cô. Thị lại không có ý định từ chối tình yêu của Chí Phèo. Chí lại uống rượu và lại có một cơn say triền miên liên tục. Hắn cầm trên tay một con dao đến nhà của Bá Kiến và bị giết hại. Cuối cùng, Chí Phèo đã chết. Cả làng Vũ Đại đã được nghe nói rất nhiều lần về Chí Phèo. Dân làng cũng biết rằng, Bá Kiến cũng bị giết chết, nhưng họ mong muốn được sống trong hòa bình. Cuối cùng, Thị vẫn luôn luôn nhớ về Chí Phèo. Sau đó, Thị đã thấy cái lò gạch cũ hiện giờ bị bỏ không, xa nhà xa cửa, vắng bóng người qua lại nơi này.
Hết phần cho biết trước nội dung.
[sửa] Nhân vật
[sửa] Giới thiệu

Cách mà Nam Cao xây dựng nhân vật điển hình thật là độc đáo; Bá Kiến, Chí Phèo vừa tiêu biểu cho những loại người có bề dầy trong xã hội, vừa là những cá tính độc đáo và có sức sống mạnh mẽ. Tâm lý nhân vật được miêu tả thật tinh tế sắc sảo, tác giả đã đi sâu vào nội tâm để diễn tả những diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật.
[sửa] Chí Phèo

* Người lao động lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh dần dần bị tha hoá;
* Bị cường hào đẩy vào nhà tù;
* Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho cường hào thâm độc để giết anh chết phần "người" trong con người Chí Phèo, biến Chí thành Phèo, biến người nông dân lương thiện thành quỷ dữ.
* Nỗi thống khổ ghê gớm của nhân vật. Nỗi thống khổ đó không phải là không nhà, không cửa, không cha không mẹ, không họ hàng thân thích; mà chính là Chí Phèo bị xã hội vằm nát cả một mặt người, cướp đi linh hồn người, phải sống kiếp sống tối tăm của con vật lạ. Đó chính là nỗi thống khổ của cá thể sinh ra là người nhưng lại không được làm người và bị xã hội từ chối, xua đuổi. Tình trạng bi thảm này được tác giả minh chứng trong đoạn mở đầu giới thiệu một chân dung, một tính cách "hấp dẫn", vừa hé cho thấy một số phận bi đát. Dù say rượu đến điên khùng, Chí Phèo vẫn như cảm nhận thấm thía "nông nỗi" khốn khổ của thân phận mình. Anh chửi trời, chửi đời; rồi chuyển sang chửi tất cả làng Vũ Đại, cuối cùng anh chửi thằng cha con mẹ nào đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Không ai chửi lại anh, vì rất đơn giản là không ai coi anh là con người cả.
* Bản chất lương thiện của những con người khốn khổ. Chí Phèo đến với Thị Nở trong một đêm trăng say rượu. Như điều kỳ diệu là Thị Nở không phải chỉ khơi dậy bản năng ở gã đàn ông say, mà lòng yêu thương mộc mạc chân thành, sự chăm sóc giản dị của người đàn bà khốn khổ ấy đã làm thức tỉnh Chí Phèo.
* Luôn tha thiết mong được thương yêu, được cảm thông và được sống hoà nhập với mọi người.
* Không thể trở lại làm người lương thiện được. Chí Phèo bộc lộ tất cả bi kịch nội tâm đau đớn: "Tao muốn làm người lương thiện (…) Không đựơc! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện được nữa. Biết không!".

[3] [4]
[sửa] Bá Kiến

Trong truyện, Bá Kiến là nhân vật chính. Có thể nói rằng, Bá Kiến ban đầu rất hiền lành với Chí Phèo. Nhưng về sau, ông lại là nhân vật độc ác, xấu xa, hay nói xấu Chí Phèo. Bà Kiến đã xuất hiện khi Chí Phèo đang bị say rượu và khe khuôn mặt của mình như là một cuộc biểu tình trước một đám đông. Để đạt được mục đích, ông về đỡ Chí Phèo vào trong nhà, mời xơi nước và làm cho anh ta là một tay sai nguy hiểm. Nhân vật Bà Kiến nói chuyện ngon ngọt với Chí Phèo chính là chi tiết được nhà văn Nam Cao sử dụng trong chuyện để thay đổi tình hình của nhân vật.

* Tiêu biểu cho giai cấp thống trị, với bộ mặt tàn ác xấu xa. Điển hình cho tầng lớp địa chủ, cường hào ở nông thôn thời bấy giờ; độc ác, tìm mọi cách để bóc lột lường gạt nông dân, sẵn sàng cấu kết với nhau để bóc lột người nghèo, nhưng cũng tìm cách xâu xé, hãm hại nhau. Bản chất gian hùng, mềm nắn rắn buông, sợ kẻ cố cùng liều thân, bám thằng có tóc, một người khôn ngoan thì chỉ bóp đến nửa chừng, ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn.
* Cư xử với Chí Phèo hết sức nham hiểm, tàn nhẫn, khi thì dọa nạt, khi thì mềm mỏng ngọt ngào. Bá Kiến đã biến Chí Phèo từ một con người lương thiện trở thành lưu manh. Cũng chính hắn cũng biến Chí Phèo trở thành một tên tay sai đắc lực cho hắn tiêu diệt Đội Tảo đe dọa dân làng Vũ Đại.
* Bản chất gian hùng ấy của Bá Kiến tập trung đầy đủ trong cái cách đối xử của nhân vật với Chí Phèo, được khắc hoạ qua những chi tiết ngoại hình thật độc đáo.

[sửa] Trích đoạn câu chuyện
“ Cụ dắt Chí Phèo đứng dậy, giục thêm vài tiếng nữa, và Chí Phèo chịu đi: hắn chỉ cố khập khiễng cái chân như bị què. Là vì lúc ấy trong người hắn rượu đã hơi nhạt rồi, không còn kêu gào chửi bới, hắn thấy hình như không còn hăng hái nữa. Sự ngọt ngào làm mềm nhũn, vả lại những người đứng xem về cả rồi, hắn thấy hình như trơ trọi. Cái sợ cố hữu trong lòng thức dậy, cái sợ xa xôi thuở ngày xưa, hắn thấy quả là táo bạo. Không táo bạo mà dám gây sự với cha con bá Kiến, bốn đời làm tổng lý. Và nghĩ thế, hắn thấy hắn cũng oai. Hắn làm cái ông gì ở làng này? Không vây cánh, không họ hàng thân thích; anh em không có, đến bố mẹ cũng không... Ờ thế mà cũng dám độc lực chọi nhau với lý trưởng, chánh tổng, bá hộ tiên chỉ làng Vũ Đại, Chánh Hội đồng kỳ hào, huyện hào, Bắc kỳ nhân dân đại biểu, khét tiếng đến cả trong hàng huyện. Thử hỏi đã có mặt nào trong cái làng hơn hai nghìn suất đinh này làm được thế? Kể làm rồi có chết cũng là cam tâm. Vậy mà không: cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn, mời hắn vào nhà xơi nước. Thôi cũng hả, đã xử nhũn thì hắn vào. Nhưng bỗng hắn lại hơi ngần ngại; biết đâu cái lão cáo già này nó lại chả lừa hắn vào nhà rồi lôi thôi? Ồ mà thật có thể như thế lắm! Này nó hãy lôi ngay mấy cái mâm cái nồi hay đồ vàng đồ bạc ra khoác vào cổ hắn, rồi cho vợ ra kêu làng lên, rồi cột cổ hắn vào, chần cho một trận om xương, rồi vu cho là ăn cướp thì sao? Cái thằng bá Kiến này, già đời đục khoét, còn đớn cái nước gì mà chịu lép như trấu thế?

Thôi dại gì mà vào miệng cọp, hắn cứ đứng đây này, cứ lăn ra đây này, lại kêu toáng lên xem nào. Nhưng nghĩ ngợi một tí, hắn có lăn ra kêu nữa, liệu có còn ai ra? Vả lại bây giờ rượu nhạt rồi, nếu lại phải rạch mặt mấy nhát nữa thì cũng đau. Thôi cứ vào! Vào thì vào, cần quái gì. Muốn đập đầu thì vào ngay nhà nó mà đập đầu còn hơn ở ngoài. Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường. Thôi cứ vào.

Vào rồi, hắn mới biết những cái hắn sợ là hão cả. Bá Kiến quả có ý muốn dàn xếp cùng hắn thật. Không phải cụ đớn, chính thật cụ khôn róc đời, thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân. Chí Phèo không là anh hùng, nhưng nó là cái thằng liều lĩnh. Liều lĩnh thì ai thèm chấp! Thế nào là mềm nắn rắn buông? Cái nghề làm việc quan, nếu nhất nhất cái gì cũng đè đầu ấn cổ thì lại bán nhà đi cho sớm. Cụ vẫn bảo lý Cường như thế đấy. Vũ dũng như hắn mà làm lý trưởng là nhờ có cụ. Cụ mà chết đi rồi, “chúng nó” lại không cho ăn bùn.

Tiếng vậy, làm tổng lý không phải việc dễ. Ở cái làng này, dân quá hai nghìn, xa phủ xa tỉnh, kể ăn thì cũng dễ ăn nhưng không phải hễ mà làm lý trưởng thì cứ việc ngồi mà khoét. Hồi năm nọ, một thầy địa lý qua đây có bảo đất làng này vào cái thế “quần ngư tranh thực”, vì thế mà bọn đàn anh chỉ là một đàn cá tranh mồi. Mồi thì ngon đấy, nhưng mà năm bè bảy mối, bè nào cũng muốn ăn. Ngoài mặt tử tế với nhau, nhưng thật ra trong bụng lúc nào cũng muốn cho nhau lụn bại để cưỡi lên đầu lên cổ. Ngay thằng Chí Phèo này đến đây sinh sự biết đâu lại không có thằng nào ẩy đến? Nếu cụ không chịu nhịn, làm cho to chuyện có khi tốn tiền. Cái nghề quan bám thằng có tóc ai bám thằng trọc đầu? Bỏ tù nó thì dễ rồi; nhưng bỏ tù nó cũng có ngày nó được ra, liệu lúc ấy nó có để mình yên không chứ? Cụ phải cái vụ thằng năm Thọ, mãi đến giờ vẫn chưa quên.

[sửa] Đánh giá về truyện "Chí Phèo"

* Tác phẩm Chí Phèo mang giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng của Nam Cao đối với những người khốn khổ.
* Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh; Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện; Họ phải được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tối của xã hội đẩy họ vào chỗ khốn cùng, bế tắc, đầy bi kịch xót xa.
* Đến đây ta có thể nghĩ rằng, Chí Phèo đã làm hiện hình cái văn hoá vô chính phủ của dân làng Vũ Đại, là hiện thân những khát vọng nổi loạn tiềm ẩn trong vô thức cộng đồng. Ai cũng muốn đái vào cái miếu đã mất thiêng nhưng không dám đái, thì có Chí Phèo đái hộ. Sự dung túng Chí Phèo là một hình thức phản kháng của người dân.
* Truyện "Chí Phèo" là một truyện ngắn độc đáo, thấm nhuần tinh thần nhân đạo sâu sắc. Khắc họa tính cách nhân vật, phân tích chiều sâu tâm lý và bi kịch nhân vật, xây dựng thành công những nhân vật điển hình bất hủ, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ,ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc, cách kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn là những thành công đặc sắc của Nam Cao. Truyện "Chí Phèo" là một trong những truyện ngắn hay nhất viết về đề tài nông dân trong nền Văn học Việt Nam hiện đại.

[sửa] Cụm từ "Chí Phèo" trong đời sống xã hội

* Nhiều truyện ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho thể loại này. Đặc biệt một số nhân vật của Nam Cao trở thành những hình tượng điển hình, được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày.
* Chí Phèo đã đi vào đời sống và thành một cái tên để chỉ những người cùng đồ hung dữ, luôn luôn bơi ngược dòng đời sống và có những hành động không kiểm soát được bằng lý trí. Ngay cả trong văn chương, có những người này dùng chữ Chí Phèo để nói về một người khác với cả sự khinh miệt. Từ ngữ Chí Phèo đã thành một danh từ, một tính từ để chỉ và mô tả một mẫu người đặc biệt trong xã hội mà người ta đã quen dùng.
* Trong đời sống xã hội Việt Nam ngày nay, từ Chí Phèo thường được dùng để chỉ những người ăn vạ, thô bạo, hay uống rượu say, có những tính cách giống nhân vật Chí Phèo trong truyện.
* Hiện nay, đã từng xảy ra trường hợp có một đại ca giang hồ hành xử theo kiểu "Chí Phèo", sau khi bị chặn lại vì vi phạm luật giao thông, đã không chịu chấp hành "luật" mà còn dũng cảm chửi lại cảnh sát giao thông, và đập nát xe máy, tuy bị cảnh cáo rằng "Anh làm vậy là coi như anh phá hoại tài sản nhà nước". Anh ta đáp lại "Phá con cặc".[5]

[6] [7]

* Chí Phèo đại náo trụ sở công an. [8]

Chuyển thể thành phim
Làng Vũ Đại ngày ấy

Làng Vũ Đại ngày ấy là tên của một bộ phim truyện chuyển thể do Xí nghiệp Phim truyện Việt Nam sản xuất năm 1982, thời lượng: 90 phút; Tác giả Kịch bản: Đoàn Lê,; Đạo diễn: Phạm Văn Khoa. Làng Vũ Đại ngày ấy là câu chuyện tổng hợp dựa theo các tác phẩm nổi tiếng "Chí Phèo", "Sống mòn", "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao. Bối cảnh trong phim là Chí Phèo rạch mặt, hay ăn vạ giống như trong chuyện. Sau nhiều năm phiêu bạt, Chí Phèo một gã trai làng tứ cố vô thân trở về ăn vạ, gây gổ với mọi người. Vai Chí Phèo được đóng bởi Bùi Cường[9].
[sửa] Giấc mơ của Chí Phèo

Vào đầu năm 2009, Công ty nghe nhìn Thăng Long cũng sản xuất một bộ phim có tên "Giấc mơ của Chí Phèo" với nội dung tương tự, kịch bản có ghép thêm một vài chi tiết hiện đại. Vai Chí Phèo được đóng bởi NSƯT Trung Hiếu

 

Chí Phèo

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang


Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn  :: Học viện Bách khoa :: Tâm Hồn Thi Sĩ-
Có Bài Mới Có bài mới đăng Chưa Có Bài Mới Chưa có bài mớiChuyên mục đang bị khóa Đã bị đóng lại
Skin Edit By Võ Thống Nhất .
Copyright © 2009 - 2010, wWw.tinhyeuquanhta.forumg.biz .
Powered by phpBB2 - Host and Domain Support by Forumotion.
Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1280x1024 và trình duyệt Firefox
Get Firefox Now Get Windows Media Player Now
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất